Hải phòng: Phát hiện bãi cọc trong quần thể đi tích Bạch Đằng Giang
(Vaanj tải ô tô) - Ngày 21/12/2019, UBND Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả khai quật bãi cọc Cao Quý trong quần thể di tích Bạch Đằng Giang thuộc xã Liên Khê, Huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Quang cảnh hội nghị
Theo các tài liệu tại Hội nghị, trong quá trình đào đất trồng cau tại khu vực Mả Dài, thuộc cánh đồng Cao Quỳ ( xã Liên Khê, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng) anh Nguyễn Văn Triệu, nông dân xã Liên Khê đã phát hiện hai cây gỗ nằm cách bề mặt chừng 0,5-0,7m. Trước đó, trong quá trình đào huyệt tại khu vực nghĩa địa nằm về phía Bắc – Tây Bắc khu vườn cau, người dân địa phương cho biết có gặp phải những bãi cọc gỗ lớn.
Ngày 16/10/2019, theo đề nghị của Bảo tàng Hải Phòng và Phòng Văn hoá Huyện Thuỷ Nguyên, đoàn khảo sát do TS. Lê Thị Liên – Hội Khảo cổ học Việt Nam làm trưởng đoàn cùng các thành viên từ Khoa Lịch sử Trường ĐH KHXH và Nhân Văn, Viện Khảo cổ… đã tiến hành khảo sát khu vực bãi cọc Quý Cao. Kết quả các lần khảo sát cho thấy các cọc xuất lộ đã bị gãy phần đầu, gỗ màu đỏ sẫm, rắn chắc. Chúng phân bố so le không thẳng hàng, cách nhau theo chiều Đông – Tây khoảng 5-7m; chiều Bắc – Nam 3,5-5cm; đường kính cọc 26-46cm.
Bãi cọc có niên đại gần ngàn năm tuổi tại Hải Phòng. Ảnh: báo Người Lao động
Đợt khai quật lần này đã phát hiện được 27 cọc gỗ và 24 hố đất đen. Các cọc này xuất hiện ở độ sâu khá tương đồng. Chúng được chọn trong nhiều bụng lẫn cát mịn, mang tính chất trầm tích của lòng sông và ven bờ.
Theo người dân địa phương, lạch nước chảy phía Bắc cánh đồng Cao Quỳ trước đây rộng và lớn hơn. Khoảng 20 năm trước người dân mới đắp bờ thu hẹp dòng chảy như hiện nay để mở rộng cạnh tác đất nông nghiệp. Quan sát trên bản đồ vệ tinh có thể nhận thấy dòng chảy này phía Bắc mở cửa thông với sông Đá Bạc, chảy về phía Nam đến khu vực núi Điệu Tú, qua địa phận các xã Lưu Kỳ, Lưu Kiếm… rồi đổ về sông Giá.
Hiện nay, việc phát hiện các bãi cọc ở Yên Giang, Đồng Vạn Muối, Đồng Má Ngựa… nay thuộc thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh đã góp phần phục dựng lại diện mạo chiến trường Bạch Đằng xưa năm 1288. Cả 3 bãi cọc được phát hiện và nghiên cứu nói trên đều cho thấy quy mô rộng lớn nhưng mang tính phòng thủ chiến lược cao ở những vị trí hiểm yếu, vừa có khả năng thu hẹp dòng chảy khi triều lên, vừa phối hợp với các ghềnh đá tự nhiên tạo thành rào cản thuyền địch, đồng thời gây khó khăn cho đổ bộ tác chiến của quân giặc. So sánh với các cọc phát hiện được ở Yên Giang, Đồng Vạn Muối, Đồng Má Ngựa…thì các cọc phát hiện được ở cánh đồng Cao Quỳ có đường kính lớn, chân cọc không được đẽo nhọn, cách thức phân bố khác với các cọc được phát hiện trước đó nên chức năng của bãi cọc này có thể không giống với bãi cọc trên.
Từ kết quả khai quật khảo cổ học, kết quả xác định niên đại tuyệt đối mẫu cọc gỗ được phát hiện, kết hợp các nguồn tư liệu lịch sử. Viện Khảo Cổ học Việt Nam cho rằng di tích bãi cọc Cao Quỳ là một trận địa có niên đại khoảng cuối thế kỷ XIII, nhiều khả năng liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên năm 1288 của quân dân nhà Trần. Trận địa này được dùng để chặn giặc, không có chúng tiến vào sông Giá để ra sông Bạch Đằng. Toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi phải theo sông Đá Bạc để tiến xuống sông Bạch Đằng – nới được chọn làm trận địa quyết chiến, tiêu diệt toàn bộ quân thủy trên đường rút chạy.
Có thể nói đây là lần đầu tiên, một loại hình di tích như vậy được phát hiện qua khai quật khảo cổ học trên địa bàn thành phố Hải Phòng. UBND Thành phố Hải Phòng đã quan tâm, chỉ đạo sâu sắc và tạo mọi điều kiện cho đoàn khảo sát, khai quật về di tích bãi cọc này.
Vân Lam/VTOTO